Lưu trữ tế bào gốc là gì?
Trước hết, tế bào gốc được xem là những “hạt giống” của cơ thể, là những tế bào chưa trưởng thành, từ tế bào đó có thể tạo ra tất cả các tế bào đảm nhận chức năng chuyên biệt, thậm chí có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc chết. Do đó, lưu trữ tế bào gốc những năm gần đây được quan tâm hơn hết. Đặc biệt là tế bào gốc máu cuống rốn là một nguồn tế bào gốc quý giá, được thu thập từ máu còn sót lại trong dây rốn sau khi trẻ sơ sinh chào đời. Những tế bào này có ưu điểm:
- Khả năng thích ứng cao với chính bản thân trẻ hoặc thành viên trong gia đình, giảm nguy cơ đào thải khi ghép
- Ít nguy cơ gây bệnh hoặc mang mầm bệnh của tế bào gốc máu cuống rốn rất thấp.
- Tế bào gốc cuống rốn có khả năng tự tái tạo và phân chia thành nhiều tế bào mới.
Máu cuống rốn chảy trong hệ tuần hoàn của thai nhi và cung cấp dưỡng chất cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Loại máu này là phần còn lại trong bánh nhau và dây rốn khi mẹ bầu sinh con.
Lưu trữ tế bào gốc (Stem Cell Storage) là quá trình thu thập, xử lý và bảo quản tế bào gốc, điển hình máu dây rốn và mô dây rốn để sử dụng trong tương lai hoặc thử nghiệm lâm sàng.
Tại sao phải lưu trữ tế bào gốc?
Trong gia đình nếu có lịch sử mắc các bệnh ác tính thì lưu trữ tế bào gốc máu và mô cuống rốn sẽ giúp ích không chỉ điều trị bệnh lý xảy ra ở em bé mà còn có thể giúp người cùng huyết thống sử dụng để điều trị. Lưu trữ tế bào gốc còn có ý nghĩa với cộng đồng trong trường hợp dùng để hiến tặng các ngân hàng mô dùng mục đích nghiên cứu hoặc sẵn sàng cho mọi người sử dụng. Tóm lại, lưu trữ tế bào gốc để phòng ngừa bệnh lý khởi phát, đặc biệt là bệnh nan y, trong tương lai. đồng thời phục vụ các nhà khoa học nghiên cứu ra loại thuốc mới, tăng sự hiểu biết về cơ thể hoạt động của tế bào và bệnh. |
Quy trình lưu trữ tế bào gốc
Tùy những cơ sở lưu trữ tế bào gốc uy tín quy trình lưu trữ cuống rốn được thực hiện với các bước như sau:
Bước 1: Tư vấn trước khi lưu trữ tế bào gốc. Chuyên viên cơ sở y tế có trách nhiệm giải thích các vấn đề xoay quanh tế bào gốc mà khách hàng thắc mắc, thời hạn bảo quản,… đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Sau khi đã hiểu rõ, gia đình được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng tế bào gốc, loại bỏ các yếu tố di truyền, lây nhiễm,… Khi có kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu thì người mẹ sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký cũng như hợp đồng lưu trữ tế bào gốc.
Bước 3: Thu thập tế bào gốc cuống rốn
Ngay sau khi sinh, giữ thời điểm cắt rốn và nhau thai là thích hợp nhất để thu thập tế bào gốc. Sau đó được đưa đến ngân hàng lưu trữ trong vòng 48 tiếng. Quá trình phân tách tế bào gốc cũng được thực hiện tại trung tâm xử lý tế bào của ngân hàng tế bào gốc.
Bước 4: Tiến hành lưu trữ. Vận chuyển tế bào gốc đến ngân hàng mô để tiến hành xử lý, phân lập và tăng sinh tế bào gốc. Lưu trữ tế bào gốc trong thùng nitơ lỏng (-196 độ C), đảm bảo thông tin khách hàng chính xác, không nhầm lẫn hay rò rỉ ra bên ngoài. Quá trình lưu trữ được hoàn thiện, gia đình sẽ nhận được thông báo từ ngân hàng tế bào gốc kèm với các tài liệu liên quan.
Những câu hỏi thường gặp?
1. Chi phí lưu trữ tế bào gốc như thế nào?
Không có chi phí cố định cho lưu trữ tế bào gốc. Bởi việc lưu trữ tế bào gốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như
- Thời gian lưu trữ tế bào cuống rốn
- Loại bảo hiểm y tế (nếu có)
- Nơi lựa chọn để lưu trữ tế bào gốc.
2.Tế bào gốc có thể được lưu giữ trong bao lâu?
Trong quá trình lưu trữ theo lý thuyết, các tế bào gốc được bảo quản ở nhiệt độ -196 độ C trong nitơ lỏng nên có thể tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhiều ngân hàng tế bào gốc chỉ có thời gian lưu trữ tối đa là 25 năm, tương ứng thời gian trưởng thành của trẻ.
Trong trường hợp đến thời hạn 25 năm mà tế bào gốc lưu trữ chưa được sử dụng, trung tâm cùng em bé – chủ nhân sinh học mẫu tế bào gốc sẽ tiến hành xem xét gia hạn hợp đồng hoặc hiến tặng cho cộng đồng sử dụng.
3. Lưu trữ tế bào gốc có thực sự an toàn không?
So với sử dụng thuốc kích thích giống như máu ngoại vi, tủy xương, tế bào gốc có trong dây rốn chỉ được lấy sau khi trẻ chào đời nên không gây rủi ro nào cho mẹ và em bé. Do đó, đối với máu dây rốn và mô dây rốn, việc lưu trữ tế bào gốc có độ an toàn cao.
Lưu ý: Quy trình lưu trữ tế bào gốc nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép đạt chuẩn trình độ chuyên môn cũng như cơ sở vật chất. Ngoài ra khách hàng cần được tìm hiểu về các lợi ích, rủi ro, thời hạn bảo quản tế bào gốc trước khi ký hợp đồng.