Nguồn bài báo: Những em bé ống nghiệm và vị giáo sư bị nói “khùng” | Báo Dân trí 

Tại Việt Nam, mang thai hộ mới chỉ hợp pháp được một thập kỷ, cụ thể được thừa nhận chính thức trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo khoản 23 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình gọi tắt là Luật HN&GĐ, mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con). Theo đó, pháp luật chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mọi hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Hình ảnh chị Hiền cùng cặp song sinh

Nguồn: Báo Dân Trí

Theo báo Dân Trí chia sẻ, hai bé Dương Gia Khang và Dương Gia Hưng (8 tuổi) là cặp song sinh đầu tiên ra đời nhờ phương pháp IVF và mang thai hộ. Chị Thu Hiền (37 tuổi, quê Nha Trang, Khánh Hòa) từ lâu đã phát hiện bản thân mang dị tật “nhi hóa” tử cung, bất sản một phần trên âm đạo. Tình trạng này khiến chị rất khó để có con, kể cả khi hai buồng trứng phát triển bình thường. Dù đã lập gia đình, nhận được sự cảm thông hai bên gia đình và chồng, nhưng khao khát làm mẹ trong chị không bao giờ nguôi. 

Thời điểm chị Hiền quyết định hành trình “tìm con” là lúc kỹ thuật IVF đã phát triển. Tuy nhiên, thử thách khó khăn nhất lại là chị Hiền không thể tự mình mang thai. Đến năm 2015, khi việc mang thai hộ được hợp pháp, chỉ với mục đích nhân đạo, chị Hiền nắm lấy “sợi dây” may mắn cuối cùng này. Nhờ y bác sĩ ở Bệnh viện Từ Dũ với chuyên môn và sự tận tâm, đã thành công ngay trong lần làm thụ tinh ống nghiệm và chuyển phôi sang cho em họ chị Hiền. “Ngày biết sắp có con, lại được không chỉ một mà còn đến 2 em bé, mọi thứ như vỡ òa với tôi” – chị Hiền chia sẻ.

Hình ảnh minh họa

Nguồn: Báo Dân Trí

Cả quá trình hồi hộp, nơm nớp lo sợ, vì có nguy cơ sinh non nên đến tuần thứ 29, thai phụ được tiêm thuốc hỗ trợ phổi. Tất cả gia đình hai bên đều thở phào nhẹ nhõm tới tuần 35 khi hai bé được cất tiếng khóc chào đời vào tháng 3 năm 2016 với cân nặng 2,1kg và 1,9kg. 

Nhìn hai bé Dương Gia Khang và Dương Gia Hưng lớn lên khỏe mạnh, tươi cười vui đùa, chị Hiền hạnh phúc hơn bao giờ hết khi sau quá trình dài đấu tranh, kiên trì cuối cùng cũng hái “trái ngọt”. Sau nhiều năm, 2 bé ra đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm và “mang thai hộ” sức khỏe vẫn đảm bảo, phát triển bình thường. Phương pháp thụ tinh ống nghiệm đã phần nào giúp nỗ lực mong con của các gia đình khó có con, vô sinh hiếm muộn trở nên xứng đáng. Nhờ có IVF đã biến những giọt nước mắt hy vọng, buồn tủi trở thành những giọt nước mắt vỡ òa hạnh phúc.