Trước tiên, cần hiểu Cortisol là gì? 

Cortisol là hormone do tuyến thượng thận tiết ra kết hợp với các cơ quan khác ở não để phản ứng với căng thẳng, kiểm soát tâm trạng, nỗi sợ của con người. Và mức độ của Cortisol có thể liên quan đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Ngoài cung cấp năng lượng cho quá trình đối phó với các khủng hoảng xảy ra trong cuộc sống, cortisol còn đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động của cơ thể như:

  • Quản lý cách cơ thể sử dụng carbohydrate, chất béo và protein
  • Giảm các phản ứng viêm
  • Điều chỉnh huyết áp
  • Làm tăng lượng đường trong máu (glucose)
  • Kiểm soát chu kỳ ngủ/thức
  • Tăng cường năng lượng giúp giải quyết tình trạng căng thẳng và khôi phục lại trạng thái cân bằng cho cơ thể

Theo một nghiên cứu mới của các chuyên gia tại Đại học Nottingham và CARE Fertility nhằm tìm hiểu vai trò của hormone căng thẳng ‘cortisol’ đối với thai kỳ ở những phụ nữ đang điều trị IVF. Nghiên cứu này theo sau một nghiên cứu trước đó cho rằng nồng độ cortisol tăng cao trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng thành công của kết quả đối với những bệnh nhân đang cố gắng thụ thai bằng IVF. Cortisol là một loại hormone steroid glucocorticoid đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm điều chỉnh chức năng sinh sản. 

Cortisol

Cortisol

IVF có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi của người nữ, chỉ số khối cơ thể (BMI), bệnh nội khoa, tiền sử thai sản. Tuy nhiên cortisol đóng vai trò trong khả năng đậu thai thành công khi làm IVF. “Các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò của cortisol trong việc quyết định kết quả thai sản, nhất là vì cortisol thường tăng liên quan đến stress”, GS Kavita Vedhara, Trường Y tại Nottingham giải thích.

“Hiện giới khoa học đang tranh cãi về việc liệu stress có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và kết quả của thai nghén hay không”.

Một nghiên cứu khác cho thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa cortisol và kết quả IVF. Nghiên cứu này được kết hợp với các nghiên cứu trước đây chỉ dựa vào các biện pháp ngắn hạn về cortisol trong máu, nước bọt, nước tiểu hoặc dịch nang trứng. Lấy mẫu tóc cho phép phân tích nồng độ cortisol toàn thân trong 3-6 tháng. Tóm lại, những phát hiện này cung cấp bằng chứng sơ bộ rằng cortisol toàn thân dài hạn có thể ảnh hưởng đến kết quả sinh sản; và ngược lại cho thấy rằng các biện pháp can thiệp để giảm cortisol trước khi bắt đầu IVF có thể cải thiện kết quả điều trị. 

Mức cortisol trong tóc quyết định kết quả IVF thành công 

Mức cortisol trong tóc có nồng độ cao sẽ ít có khả năng đậu thai sau IVF hơn 27% so với phụ nữ có nồng độ cortisol thấp. Sau khi tính BMI, kết quả này vẫn đúng với số trứng lấy ra trong IVF, số trứng được thụ tinh và yếu tố khác có thể ảnh hưởng kết quả IVF thành công hay không. 

Theo GS Vedhara, những phát hiện đó chưa thực sự chứng minh sự ảnh hưởng trực tiếp của stress tới kết quả thụ thai của IVF nhưng nó vẫn thể hiện nồng độ cortisol có thể là một chỉ số của sự thụ thai. Hơn nữa, kết quả gợi ý giảm mức cortisol có thể làm tăng khả năng thành công của phụ nữ khi làm IVF.

Cortisol

Cortisol

“Chúng tôi biết rằng có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công của IVF và hiện chúng ta chưa hiểu đầy đủ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên, tối ưu hóa cơ hội thành công của bệnh nhân khi làm IVF là rất quan trọng và nghiên cứu này cho thấy rằng giảm cortisol trong những tháng trước khi điều trị có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự thụ thai,” TS Adam Massey, Trường Y Đại học Nottingham, đồng tác giả của nghiên cứu kết luận.

Có cách nào để điều chỉnh hàm lượng cortisol không? 

Câu trả lời là có. Vùng dưới đồi và tuyến yên có thể mang tới cảm nhận được hàm lượng cortisol trong cơ thể đang ở mức nào. Nếu hàm lượng cortisol quá thấp, não bộ lập tức sẽ tạo ra những phản ứng để kích thích đưa ra các tín hiệu cho tuyến thượng thận tăng tiết cortisol. 

Cortisol có các thụ thể nằm trong hầu hết các tế bào cơ thể. Chúng có cách tiếp nhận và sử dụng hormone theo những cách khác nhau. Khi cortisol ở mức báo động, cơ thể con người sẽ phản ứng lại bằng cách hàm lượng hoặc vai trò của nó ở các cơ quan, mà chủ yếu là tại hệ tiêu hóa, sinh sản, hệ miễn dịch, thậm chí là quá trình tăng trưởng.

Trích dẫn nghiên cứu khoa học: 

  1. https://www.nottingham.ac.uk/news/pressreleases/2018/april/new-study-to-test-the-role-of-cortisol-on-pregnancy-in-women-on-ivf.aspx 
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27756033/ 

Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết của IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.