Khi làm IVF, các hẳn nhiều cặp vợ chồng băn khoăn về những lưu ý để hạn chế mọi rủi ro. Bản chất việc tập thể dục là nâng cao thể chất, tăng cường sức khỏe, thư giãn cơ xương. Nhưng nếu bạn đang trong quá trình làm IVF thì việc tập thể dục có ảnh hưởng nguy hại gì không? Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!
Việc tập thể dục trong quá trình làm IVF có ảnh hưởng hay không còn phụ thuộc vào cường độ, loại bài tập, và quá trình IVF mà bạn làm đang ở giai đoạn nào. Việc tập thể dục nhìn chung không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể cải thiện tỷ lệ thành công của IVF. Tập thể dục có thể mang lại những lợi ích như:
- Giảm stress: giảm trạng thái căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng. Bởi tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình làm IVF.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: ngủ ngon không chỉ giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ, có thể sảng khoái, tinh thần minh mẫn mà còn giúp cơ thể được phục hồi tốt hơn, hỗ trợ quá trình điều trị.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, tăng khả năng thành công của IVF.
- Cải thiện lưu thông máu: Lưu thông máu tốt giúp cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tử cung.
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là quá trình tách trứng và lấy mẫu tinh trùng kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm một cách thủ công. Để bắt đầu, nữ giới sẽ được chuẩn bị để lấy trứng, sau khi kích thích rụng trứng, buồng trứng sẽ tăng kích thước và trở nên nhạy cảm ơn. Giai đoạn này người nữ cần đặc biệt cẩn trọng, lưu ý bảo vệ buồng trứng bởi chỉ cần một hành động sơ sẩy cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt.
Trong quá trình làm IVF, mọi hoạt động đều nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, chuyên gia để điều chỉnh thói quen tập luyện thật tốt đảm bảo an toàn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, không gây bất cứ rủi ro trong quá trình điều trị. Hầu hết các chị em khi làm IVF cần tránh tập các bài cường độ cao, tránh tập luyện quá sức gây ra những vấn đề như mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Thay vào đó, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng, gây tác động thấp để thư giãn cơ thể. Theo Viện Sinh sản Mỹ, tập thể dục cường độ cao có thể khiến cơ thể bị căng thẳng về mặt thể chất, từ đó dẫn đến gây hại thậm chí dẫn đến tình trạng xoắn buồng trứng, điều này có thể gây khó khăn trong quá trình thực hiện IVF. Do đó, các bài tập với cường độ cao như tập tạ, đạp xe, chạy,… tốt nhất nên tạm dừng thời gian này. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đi bơi sẽ thích hợp hơn hết.
Tuy nhiên, ở một số thời điểm nhất định trong khi làm IVF, bạn cần bỏ tập thể dục hoàn toàn. Cụ thể là ở giai đoạn lấy trứng và ngay sau khi chuyển phôi. Bởi trong tuần lấy trứng, buồng trứng sẽ được kích thích nên kích thước sẽ to ra, các hoạt động dù nhẹ hay nặng cũng có khả năng gây chảy máu hoặc xoắn buồng trứng. Trong vài ngày đầu sau khi chuyển phôi, bạn nên hạn chế vận động mạnh để phôi có điều kiện làm tổ. Cơ thể bạn luôn cần được lắng nghe, nên bất cứ khi nào thấy mệt, và không ổn hãy hạn chế những hoạt động gây mệt mỏi và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Lời khuyên dành cho các bạn đang làm IVF đó là tập luyện đều đặn mỗi ngày với cường độ vừa phải. Tốt nhất nên tập các bài thể dục an toàn như yoga, đi bộ, bơi lội hoặc giãn cơ. Nếu muốn giảm stress thì nên dành thời gian cho các hoạt động như thiền, đọc sách. Nguyên tắc chung khi tập luyện là không quá 4 giờ mỗi tuần. Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ cho thấy, những phụ nữ duy trì thói quen tập thể dục từ 4 giờ trở lên mỗi tuần trong vòng 1-9 năm có khả năng có con thấp hơn 40%. Việc tập thể dục tốt nhất là khi được kết hợp với uống nước đều đặn, chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
Kết luận, tập thể dục là một phần của quá trình làm IVF. Tuy nhiên tập như thế nào, nên cân nhắc cường độ ra sao bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn để giữ bản thân an toàn và khỏe mạnh nhất. Đặc biệt cảnh giác nếu xảy ra hiện tượng chảy máu, chuột rút quá mức hoặc chóng mặt thì nên ngừng ngay tập thể dục và thư giãn trao đổi với bác sĩ để đưa ra cách giải quyết thích hợp.
Miễn trừ trách nhiệm: Các bài viết của IVF Center chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.